Ad Code

Mới Nhất

6/recent/ticker-posts

8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu tiêu thụ quá nhiều

 Tiểu đường là căn bệnh không còn xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Một số loại thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại đối với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về sức khỏe.

Dưới đây là 8 loại thực phẩm mà bạn nên tránh tiêu thụ quá nhiều để cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

1. Rau củ có tinh bột

Rau củ vốn được coi là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, một số loại rau củ chứa nhiều carbohydrate hơn những loại khác, ví dụ như khoai tây, ngô, đậu xanh, bí đỏ.

Khi tiêu thụ các loại thực phẩm này, mọi người nên chế biến theo cách hấp, nướng hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu. Đồng thời, hãy ăn đa dạng các loại rau củ nhiều màu sắc để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa cho cơ thể.

2. Thịt đỏ và thịt chế biến sẵn

Sắt heme có trong thịt đỏ dễ hấp thu hơn so với sắt có nguồn gốc thực vật. Nếu tiêu thụ quá nhiều sắt có thể dẫn tới căng thẳng oxy hóa và gây suy giảm chức năng tế bào beta trong tuyến tụy. Căng thẳng oxy hóa cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu glucose ở tế bào cơ và mỡ, dẫn đến kháng insulin. Kháng insulin là nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, thịt đỏ và thịt chế biến sẵn đều có hàm lượng nitrit và nitrat cao. Đây là những chất nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây ra tình trạng kháng insulin.

3. Trái cây chế biến sẵn

Trái cây được chế biến dưới dạng mứt, thạch, sấy khô tẩm đường, siro hoặc trái cây đóng hộp đều có chứa lượng đường bổ sung cao. Việc tiêu thụ quá nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc các hội chứng chuyển hóa cũng như tiểu đường loại 2.
Chính vì thế, khi ăn trái cây, mọi người nên ăn trái cây tươi và nguyên quả/nguyên miếng. Nếu sử dụng nước ép trái cây hoặc trái cây sấy khô, không nên thêm đường và chỉ nên ăn với lượng vừa phải.

4. Gạo trắng

Gạo trắng được xếp vào loại ngũ cốc tinh chế vì đã được loại bỏ lớp cám và mầm, chỉ để lại phần nội nhũ có chứa tinh bột. Chính vì thế, gạo trắng có ít chất xơ, polyphenol cũng như các vitamin và khoáng chất khác và có chỉ số đường huyết cao hơn. Đồng nghĩa với việc gạo trắng có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao sau khi tiêu thụ.

5. Nước ngọt

Việc tiêu thụ quá mức đồ uống có đường đã được chứng minh có liên quan mật thiết tới các vấn đề về sức khỏe, trong đó có bệnh mạn tính. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ giữa tiểu đường loại 2 và đồ uống có đường.

6. Đồ ăn vặt có muối

Mặc dù natri không làm tăng lượng đường trong máu nhưng lại gây tăng huyết áp. Trong khi đó, huyết áp cao lại thường kéo theo đường huyết cao. Trong số những người mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ người bị huyết áp cao cao gấp đôi so với nhóm không bị tiểu đường. 

7. Cá tẩm bột chiên


Việc thường xuyên ăn đồ chiên rán đã được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Cá tẩm bột và chiên có thể làm tăng lượng đường cũng như lượng cholesterol trong máu.
Việc chiên cá làm tăng lượng chất béo tổng thể cũng như làm giảm đi lượng chất béo lành mạnh và tăng chất béo có hại.

8. Gia vị và nước sốt salad

Các loại gia vị và nước sốt salad thường là nguồn bổ sung đường, natri và chất béo bão hòa. Tiêu thụ quá nhiều và thường xuyên gia vị, nước sốt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.



Post a Comment

0 Comments